Mụn nước ở môi là gì?
Mụn nước ở môi (hay còn gọi là bệnh Herpes môi) là tình trạng lớp da ở môi phồng lên và chứa dịch. Những mụn nước này thường mọc thành từng đám trên môi và xung quanh miệng, bên trong mụn nước chứa dịch trong suốt, màu trắng đục, vàng hoặc lẫn máu.
Tại sao nổi mụn nước ở môi?
Nguyên nhân chính của việc nổi mụn nước ở môi là do virus Herpes simplex (HSV). Bình thường virus ký sinh trong cơ thể 1 – 2 tuần sau đó sẽ biểu hiện bởi một loạt triệu chứng. Virus HSV1 là loại gây mụn ở mặt, miệng, môi, cằm, mũi còn HSV2 ở bộ phận sinh dục.
Virus HSV lây truyền qua đường tiếp xúc với dịch, nước bọt của người mang bệnh. Dịch mủ chảy ra từ các vết phồng cũng là nguyên nhân lây lan virus cho người khác. Đối tượng thường gặp tình trạng nổi mụn nước ở môi thường là những người có vết thương hoặc phần da môi mềm, những người xăm môi,… Những người bị cảm lạnh, rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc, stress,… cũng khiến virus sẽ biểu hiện nhanh hơn. Người bị viêm da cơ địa, dị ứng tiếp xúc cũng có khả năng biểu hiện nhanh.
Triệu chứng mụn nước ở môi
Trong giai đoạn tiềm ẩn, người bệnh không có triệu chứng gì rõ ràng. Tuy nhiên, sau 2 tuần nhiễm virus sẽ khiến vùng da quanh môi và nướu phồng nước, nổi đỏ và sưng lên. Bệnh nhân cũng sẽ có cảm giác ngứa, tê, hơi nhói, nóng, căng và đau nhức nhất là khi ăn uống. Ngoài ra, người mắc bệnh này còn có thể có một số triệu chứng khác như: sốt, viêm họng, nhức đầu, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, trẻ em bị chảy nước bọt không kiểm soát…
Làm cách nào để xử lý nổi mụn nước ở môi
Hiện nay Herpes môi chưa có thuốc đặc trị, cũng khó để diệt tận gốc virus. Các nốt mụn nước thường biến mất sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, khi gặp tình trạng này có thể xử lý bằng cách:
Dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ
Tốt nhất, nếu gặp tình trạng nổi mụn nước, bạn hãy tới các trung tâm y tế uy tín để được xét nghiệm và đưa ra cách điều trị phù hợp. Các bác sĩ có thể khuyến cáo bạn uống thuốc kháng virus theo đơn kê. Thuốc có thể ở dạng bôi (Docosanol, Penciclovir, Acyclovir) hoặc uống (Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir). Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ bên ngoài
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ bên ngoài như:
– Súc miệng sạch sẽ với nước súc miệng chứa baking soda
– Giảm sưng rộp với kem dưỡng ẩm
– Không đưa tay lên nặn mụn tránh vỡ, lây lan ra vùng xung quanh
Thêm vào đó, việc ăn uống trong thời gian bị nổi mụn nước cũng cần được đảm bảo. Hãy uống đủ 2 lít nước/ngày, ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, rau xanh và hoa quả chứa vitamin và khoáng chất, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại virus. Bạn cũng nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày vì tỏi chứa chứa acid salicylic có tính kháng khuẩn, kháng viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bội nhiễm.
Như vậy, bài viết này đã lý giải tại sao nổi mụn nước ở môi. Hi vọng thông qua bài viết, bạn đã tìm được những thông tin hữu ích để áp dụng.
Moon (Tổng hợp)
Nhìn Quỳnh Anh Shyn tưởng đang mặc áo dài tại Paris Fashion Week, nhưng không
Nguồn: emdep.vn
- Liên tục update ảnh bikini nóng bỏng, Jun Vũ thay đổi hình tượng sexy nhưng vẫn rất nàng thơ
- 2 công chúa nhà Quyền Linh diện đầm trễ vai ra dáng thiếu nữ
- Review 3 loại serum Klairs cấp ẩm an toàn, lành tính cho da chỉ từ 250K
- Trời nắng gắt, nhiều chị em cứ ra phố là "quần biến mất", trông như chỉ mặc áo
- Mẹ là nhà thiết kế đình đám, Harper Beckham vẫn bị chê mặc luộm thuộm, biến dáng mũm mĩm càng to ngang